10 Cách Giúp Con Tập Trung Chú Ý Và Tương Tác
Có nhiều PH nhắn cho cô hỏi rằng:
CÔ ƠI, con em không tập trung chú ý khi học, mỗi khi mẹ dạy con cứ chạy lung tung, không hợp tác, em dạy mãi mà không được, vậy em phải làm sao hả cô?
Trước tiên chúng ta cần phải nắm được Tâm lý lứa tuổi của trẻ,
- Có một số trẻ bình thường trong giai đoạn từ 3 tuổi trở xuống thì khả năng tập trung chú ý của con hạn chế, đó là điều hết sức bình thường. cái này thì chúng ta kiên trì dạy sau một khoảng thời gian khi con lớn con sẽ tập trung hơn.
- nếu như trẻ hạn chế chú ý do những biểu hiện của Tự kỷ, chậm phát triển vv…gây ra thì chúng ta có cần có những cách can thiệp đúng và tích cực để tăng cường khả năng chú ý cho con.
- Và dưới đây là một số cách mà cô Nhung sử dụng thành công.
Vì đa số các con của chúng ta đều có chung một biểu hiện như nhau là mất tập trung chú ý.
Cách thứ nhất: ôm con vào lòng khi dạy
khi dạy – mẹ có thể ôm con vào lòng từ phía sau
ngồi trên bàn ghế hoặc ngồi xuống sàn nhà đều được.
để đồ dùng phía trước mặt và dạy cho con.
Chắc chắn lúc này con sẽ có xu hướng đứng dạy bỏ đi,
mẹ hãy dùng tay ôm giữu chặt con lại và đếm nhẩm trong đầu từ 1 đến 5 thì thả con ra cho con đi chơi tự do.
Lần thứ 2 mẹ cũng làm vậy và khi con đứng dậy bỏ đi,
mẹ vẫn tiếp tục dùng tay ôm giữ con lại và đếm đến 10 thì thả con ra,
lúc này chúng ta sẽ có 2 lần giữ con lại trong lòng.
Vì con sẽ chịu cho chúng ta 1 lần.
Lần thứ 3 và những lần tiếp theo chúng ta làm tương tự và số lần giữ con ở trong lòng tăng dần lên.
Đồng nghĩa với việc khả năng tập trung của con cũng tăng lên.
- Cứ như vậy, chúng ta sẽ tăng được khả năng chú ý tập trung của con lên.
Cách thứ 2: Dạy bằng cách sử dụng đồ vật là sở thích của con thu hút sự tập trung chú ý cho con
Khi con không chú ý cũng là lúc mà món đồ vật mẹ muốn dạy cho con không đủ khả năng để thu hút và gây hứng thú với trẻ.
Chính vì vậy con sẽ không hợp tác.
Vậy chúng ta sẽ sử dụng đồ vật mà trẻ thích để đạt được kết quả mà mình muốn.
Ví dụ như:
chúng ta muốn dạy con phát âm và nhận biết con cá
nhưng con lại thích chơi với chiếc xe hơi
vậy mẹ sẽ làm gì ạ?
Đương nhiên là ép con học con cá sẽ có kết quả không như ý của mẹ rồi.
Vậy, chúng ta Chỉ có cách là dùng chiếc xe hơi làm phần thưởng để con nói từ Cá, chỉ Cá và lấy đưa Cá.
Mẹ lấy chiếc xe hơi của con,
Yêu cầu con lấy cá (mô hình hoặc thẻ) đưa cho mẹ, 1 tay mẹ xòe ra xin con cá, tay kia cầm xe hơi để dụ con
Khi con đưa con cá cho mẹ thì mẹ đưa cho con xe hơi
Sau đó, cùng chơi với con chiếc xe hơi chở con Cá và nói Cá, Cá
Đồng thời mẹ hỗ trợ con chỉ vào con Cá.
Như vậy con sẽ tập trung chú ý tương tác với mẹ để mẹ có cơ hội tạo ra kết quả.
- Đây giống như câu nói: MUỐN LẤY MẬT THÌ ĐỪNG PHÁ TỔ ONG trong cuốn ĐẮC NHÂN TÂM vậy.
Phải có sự trao đổi qua lại.
Cách thứ 3: Sử dụng các trò chơi để kích thích sự tập trung chú ý cho con.
Các trò chơi như:
Ú à
Cua bò cua kẹp
Cá bơi cá bơi
Cù lét
vv….
Những trò chơi này sẽ hỗ trợ cho con biết BẮT CHƯỚC VÀ LÀM THEO
Đồng thời kích thích con NÓI VUỐT ĐUÔI
Ví dụ như:
con không có chú ý đến mẹ, và con đang mất tập trung bởi đồ chơi khác.
Lúc này, mẹ hãy cất hết tất cả các đồ dùng làm sao nhãng sự chú ý của con.
Để kéo con vào sự tương tác giữa mẹ và con.
Cùng chơi với con các trò chơi này
Quan trọng là mẹ phải THỂ HIỆN CẢM XÚC TỐT TRÊN GƯƠNG MẶT.
Như là mẹ làm nhăn nheo cái mặt
Hay là há thật to cái miệng
Hoặc là gây tiếng động thật lớn
Nhằm làm sao lôi kéo con vào trò chơi thì chúng ta đạt được kết quả.
Trong khi chơi chúng ta lồng ghép bài học mà mẹ muốn dạy con vào.
Đây là một trong những cách thức khá hiệu quả.
Cách thứ tư: Nắm bắt được thời điểm con tập trung nhất.
Chúng ta không thể yêu cầu con tập trung học khi mà con đang
- Buồn ngủ này
- Đang muốn được đi chơi này
- Đang ốm đau bệnh, khó chịu trong người này
- vv….
- Vì vậy việc chọn thời điểm con hứng thú và thoải mái nhất để học tập cũng rất quan trọng.
Ví dụ như khi con đi học cá nhân:
Cô giáo sẽ nắm bắt được thời điểm nào là con tập trung nhất,
- Lúc mới vào học
- Hay giữa buổi học
- Hay cuối giờ học
Lúc này cô sẽ tập trung vào giờ đó cho con,
Việc con tập trung cao độ học được 15 đến 20 phút và nạp được lượng kiến thức tốt sẽ hơn việc cứ ép con học một thời gian dài mà không có kết quả.
Cách thứ 5: Sử dụng đa dạng đồ dùng dạy học như là vật thật, mô hình, hình ảnh, hình vẽ, vv….. và đồ dùng nên có màu sắc đẹp thu hút và an toàn cho con.
ở đây, cô Nhung không nói ba mẹ phải mua đồ nhiều đồ dùng
mà quan trọng là chúng ta biết cách tận dụng các đồ dùng trong gia đình.
Để khi con không thích học bằng hình ảnh trong sách thì con có thể có sự lựa chọn khác như
- học bằng vật thật,
- học bằng mô hình,
- học bằng hình ảnh được chụp trong điện thoại
- vv…
- chúng ta có thể sử dụng bất cứ đồ dùng, phương tiện nào để dạy con nhằm mục đích cuối cùng là kích thích và kéo dài được sự tập trung chú ý cho con.
Cách thứ 6: sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố vv…..
Các bài thơ như:
- Yêu mẹ
- Bạn mới
- Bắp cải xanh
Các bài hát như:
- Đập bàn tay xuống đất
- Vỗ vỗ tay
- Vv….
Cách thứ 7: Tạo ra những âm thanh bất ngờ hoặc âm thanh vui nhộn khi hoạt động với con.
Ví dụ khi con đang chơi không tập trung mẹ có thể làm rớt một vật gì đó thật lớn tiếng lại gần chỗ con và phát ra tiếng Ố Ồ, RỚT RỒI!
Hoặc lấy tay đập xuống bàn gây tiếng động bụp bụp bụp….
Hoặc di chuyển chiếc tàu hỏa và tạo ra tiếng xình xịch, xình xịch….
vv….
Cách thứ 8: Thay đổi đa dạng cảm xúc trên khuôn mặt và chất giọng thể hiện sự hân hoan vui vẻ để tạo cho con những điều mới mẻ khi học.
Ví dụ
Cảm xúc nhăn nheo cái mày
Cảm xúc của sự ngạc nhiên
Cảm xúc của sự vui vè
Cảm xúc của sự giận dỗi, buồn rầu.
Hân hoan hoan hô, yeh vv….
Cách thứ 9: Chuẩn bị không gian cho con ngồi vào vị trí cố định với không gian chật hẹp một chút, không có cơ hội cho con đi ra ngoài.
Có thể mẹ xếp 1 cái bàn và cái ghế vào 1 góc nhỏ nào đó, cho con ngồi vào góc đó để khi con muốn thoát ra đi con cũng không có chỗ để đi.
Có bé sẽ chui xuống gầm bàn để ra, lúc này mẹ có thể giữ con lại một chút thôi, và để cho con đi , sau đó lạp lại.
Cách thứ 10: Sắp xếp tất cả đồ chơi ngoài tầm với của con để con không thể tự do lấy đồ chơi mà chỉ có cơ hội chơi đồ chơi khi học cùng mẹ.
Tất cả đồ chơi của con mẹ cần để lên cao, ngoài tầm với của con, khi con không có gì để chơi, để mất tập trung thì con sẽ tập trung vào việc tương tác với mẹ.
Trên đây là những cách mà cô Nhung đã thực hiện để hỗ trợ con tập trung chú ý.
Tuy nhiên có một điều quan trọng là:
Dù áp dụng bất cứ cách gì trên đây đi nữa cũng cần có thời gian cho con thực hành nhiều lần để con có thể tạo thành thói quen và thành công.
Có thể không bao giờ là 1 – 2 ngày, mà là 1 – 2 tuần hoặc 1 -2 tháng ba mẹ nhé.
- CS 1: 1/78 Cầu Xéo, Tân Sơn Nhì, Tân Phú, TPHCM – Trường dạy trẻ tự kỷ quận Tân Phú
- CS 2: 368/24/1 Tân Sơn Nhì, Tân Phú, TPHCM – Trung tâm dạy trẻ tự kỷ quận Tân Phú
- CS 3: 424/62E Lê Văn Quới, Bình Hưng Hòa A, Bình Tân, TPHCM. – Trường dạy trẻ tự kỷ quận Bình Tân
- CS 4: 1/2/31 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh, TPHCM – Trường dạy trẻ tự kỷ quận Bình Thạnh
- CS 5: Giáo viên dạy trẻ tự kỷ tại nhà – tại nhà khu vực quận 7, quận 8, Hóc Môn, Q.12, Gò Vấp
- Hotline: 0913.565.798 – 0938.814.589
- Mail: thanhdatfoundation@gmail.com
- Youtube: An Khánh Nhung