10 cách dạy trẻ chậm nói giảm chú ý
Có nhiều phụ huynh đã gửi tin nhắn hỏi Cô Nhung rằng:
“Xin chào cô, con của em giảm chú ý khi học. Mỗi khi tôi dạy con, con lại chạy lung tung, không hợp tác. Tôi đã cố gắng dạy mãi nhưng không thành công. Cô có cách nào giúp con không?”

10 cách dạy trẻ chậm nói giảm chú ý
Trước tiên, chúng ta cần hiểu tâm lý của trẻ ở độ tuổi này. Một số trẻ bình thường trong khoảng thời gian từ 3 tuổi trở xuống có khả năng tập trung chú ý hạn chế, và điều này là hoàn toàn bình thường. Chúng ta chỉ cần kiên nhẫn dạy dỗ trong một khoảng thời gian, khi con lớn lên, con sẽ tập trung tốt hơn.
Nếu việc trẻ hạn chế chú ý là do các biểu hiện của tự kỷ, chậm phát triển hoặc các vấn đề khác, chúng ta cần can thiệp một cách đúng đắn và tích cực để nâng cao khả năng tập trung chú ý cho con.
Dưới đây là một số phương pháp mà cô Nhung đã thành công sử dụng. Vì hầu hết các trẻ đều có cùng một vấn đề chung là mất tập trung chú ý.
Cách 1: Ôm con vào lòng
Để ôm con vào lòng khi dạy là mẹ có thể ôm con từ phía sau. Mẹ có thể ngồi trên bàn ghế hoặc ngồi xuống sàn nhà. Đặt đồ dùng phía trước và dạy con. Khi này, con có thể có xu hướng đứng dậy và đi xa. Mẹ nên dùng tay ôm chặt con và trong đầu đếm nhẩm từ 1 đến 5, sau đó thả con ra để con đi chơi tự do.
Lần thứ hai, mẹ cũng thực hiện như vậy. Khi con đứng dậy và đi xa, mẹ tiếp tục ôm giữ con và đếm đến 10, sau đó thả con ra. Lúc này, chúng ta đã giữ con trong lòng hai lần. Bởi vì con đã chịu đợi một lần.

Ôm con vào lòng
Lần thứ ba và các lần tiếp theo, chúng ta tiếp tục thực hiện như vậy và số lần giữ con trong lòng tăng dần lên. Điều này tương đương với việc khả năng tập trung của con cũng tăng lên.
Bằng cách này, chúng ta sẽ nâng cao khả năng tập trung của con.
Cách 2: Dạy bằng cách sử dụng đồ vật yêu thích
Cách thứ hai để dạy trẻ là sử dụng đồ vật mà con yêu thích, điều này sẽ thu hút sự tập trung và chú ý của con. Tuy nhiên, khi con không chú ý, món đồ vật mà mẹ muốn dạy con có thể không đủ hấp dẫn và gây hứng thú cho con.
Do đó, trong trường hợp này, con sẽ không hợp tác.
Vì vậy, chúng ta sẽ sử dụng đồ vật mà trẻ yêu thích để đạt được kết quả mong muốn.
Ví dụ, nếu chúng ta muốn dạy con phát âm và nhận biết con cá, nhưng con lại thích chơi với chiếc xe hơi, thì mẹ sẽ làm gì?
Đương nhiên, ép con học về con cá sẽ không mang lại kết quả như ý muốn của mẹ.
Vì vậy, chúng ta chỉ có thể sử dụng chiếc xe hơi làm phần thưởng để con nói từ “Cá”, chỉ vào “Cá” và đưa “Cá”.
Mẹ có thể lấy chiếc xe hơi của con,
Yêu cầu con lấy con cá (mô hình hoặc thẻ) và đưa cho mẹ. Một tay của mẹ xòe ra để xin con cá, tay kia cầm chiếc xe hơi để hấp dẫn con.
Khi con đưa con cá cho mẹ, mẹ sẽ đưa chiếc xe hơi cho con.
Sau đó, mẹ và con có thể chơi cùng với chiếc xe hơi, chở con cá và nói “Cá, Cá”.
Đồng thời, mẹ có thể hỗ trợ con chỉ vào con cá.
Như vậy, con sẽ tập trung chú ý và tương tác với mẹ để mẹ có cơ hội tạo ra kết quả.
Đây giống như câu nói: “Muốn lấy mật thì đừng phá tổ ong” trong cuốn “Đắc nhân tâm”. Phải có sự trao đổi qua lại.
Cách 3: Sử dụng trò chơi tăng kích thích
Có một số trò chơi giúp con em học cách bắt chước và làm theo, như:
- Ú à
- Cua bò cua kẹp
- Cá bơi cá bơi
- Cù lét và nhiều trò chơi khác.
Những trò chơi này cũng thúc đẩy con em nói và vuốt đuôi. Ví dụ, khi con không chú ý đến mẹ và mất tập trung vì đồ chơi khác, mẹ có thể thu dọn tất cả đồ đạc làm phiền con để thu hút sự chú ý của con. Mẹ cũng có thể chơi các trò chơi này cùng con để tạo ra tương tác giữa mẹ và con.
Quan trọng là mẹ thể hiện cảm xúc tích cực trên khuôn mặt, ví dụ như nhăn nhó cái mặt, mở miệng to hoặc tạo tiếng động lớn, để lôi kéo con vào trò chơi và đạt được kết quả. Trong quá trình chơi, chúng ta có thể kết hợp việc dạy con những bài học mẹ muốn truyền đạt. Đây là một trong những cách khá hiệu quả.
Cách 4: Nắm bắt được thời điểm con tập trung
Chúng ta cần xem xét việc yêu cầu con tập trung học trong ngữ cảnh của con, bởi con có thể đang trải qua những tình trạng như buồn ngủ, mong muốn được đi chơi, hay cảm thấy ốm đau và khó chịu. Do đó, việc lựa chọn thời điểm phù hợp khi con hứng thú và thoải mái nhất để học tập là rất quan trọng.
Khi con đến trường, giáo viên có thể nhận biết được thời điểm nào là con tập trung nhất. Có thể là khi con mới đến trường, giữa giờ học, hoặc cuối giờ học. Tại những thời điểm này, giáo viên sẽ tập trung hỗ trợ con để con có thể học tập tốt nhất.
Nắm bắt thời điểm mà con tập trung cao độ là rất quan trọng, vì con chỉ có thể tập trung học trong khoảng thời gian ngắn từ 15 đến 20 phút. Trong khoảng thời gian này, con sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn so với việc ép con học trong một thời gian dài mà không đạt được kết quả mong muốn.
Cách 5: Sử dụng đa dạng đồ dùng dạy học
Tại đây, cô Nhung không nhấn mạnh việc yêu cầu ba mẹ mua nhiều đồ dùng, mà điều quan trọng là khả năng tận dụng những đồ dùng hiện có trong gia đình.
Khi con không thích học thông qua hình ảnh trong sách, chúng ta có thể cung cấp cho con nhiều lựa chọn khác như sử dụng vật thật, mô hình, hoặc sử dụng hình ảnh chụp từ điện thoại và nhiều cách khác nữa.

10 cách dạy trẻ chậm nói giảm chú ý
Chúng ta có thể tận dụng mọi đồ dùng và phương tiện có sẵn để giảng dạy con, với mục tiêu cuối cùng là kích thích sự tập trung và tăng cường sự chú ý của con.
Cách thứ 6: sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố vv…..
Các bài thơ như:
- Yêu mẹ
- Bạn mới
- Bắp cải xanh
Các bài hát như:
- Đập bàn tay xuống đất
- Vỗ vỗ tay
- Vv….
Cách thứ 7: Tạo ra những âm thanh bất ngờ hoặc âm thanh vui nhộn khi hoạt động với con.
Ví dụ khi con đang chơi không tập trung mẹ có thể làm rớt một vật gì đó thật lớn tiếng lại gần chỗ con và phát ra tiếng Ố Ồ, RỚT RỒI!
Hoặc lấy tay đập xuống bàn gây tiếng động bụp bụp bụp….
Hoặc di chuyển chiếc tàu hỏa và tạo ra tiếng xình xịch, xình xịch….
vv….
Cách thứ 8: Thay đổi đa dạng cảm xúc trên khuôn mặt và chất giọng thể hiện sự hân hoan vui vẻ để tạo cho con những điều mới mẻ khi học.
Ví dụ
Cảm xúc nhăn nheo cái mày
Cảm xúc của sự ngạc nhiên
Cảm xúc của sự vui vè
Cảm xúc của sự giận dỗi, buồn rầu.
Hân hoan hoan hô, yeh vv….
Cách thứ 9: Chuẩn bị không gian cho con ngồi vào vị trí cố định với không gian chật hẹp một chút, không có cơ hội cho con đi ra ngoài.
Có thể mẹ xếp 1 cái bàn và cái ghế vào 1 góc nhỏ nào đó, cho con ngồi vào góc đó để khi con muốn thoát ra đi con cũng không có chỗ để đi.
Có bé sẽ chui xuống gầm bàn để ra, lúc này mẹ có thể giữ con lại một chút thôi, và để cho con đi , sau đó lạp lại.
Cách thứ 10: Sắp xếp tất cả đồ chơi ngoài tầm với của con để con không thể tự do lấy đồ chơi mà chỉ có cơ hội chơi đồ chơi khi học cùng mẹ.
Tất cả đồ chơi của con mẹ cần để lên cao, ngoài tầm với của con, khi con không có gì để chơi, để mất tập trung thì con sẽ tập trung vào việc tương tác với mẹ.
Trên đây là những cách mà cô Nhung đã thực hiện để hỗ trợ con tập trung chú ý.
Tuy nhiên có một điều quan trọng là:
Dù áp dụng bất cứ cách gì trên đây đi nữa cũng cần có thời gian cho con thực hành nhiều lần để con có thể tạo thành thói quen và thành công.
Có thể không bao giờ là 1 – 2 ngày, mà là 1 – 2 tuần hoặc 1 -2 tháng ba mẹ nhé.
Chuỗi hệ thống dạy trẻ chậm nói – trẻ tự kỷ của Thành Đạt Education
- CS 1: 77 Nguyễn Thế Truyện, Tân Sơn Nhì, Tân Phú, TPHCM – Trường dạy trẻ tự kỷ quận Tân Phú
- CS 2: 424/62E Lê Văn Quới, Bình Hưng Hòa A, Bình Tân, TPHCM. – Trường dạy trẻ tự kỷ quận Bình Tân
- CS 3: 195/48 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, HCM – Trường dạy trẻ tự kỷ quận Bình Thạnh
- CS 4: 143 ĐƯỜNG 35A TRỊNH QUANG NGHỊ, PHƯỜNG 7,QUẬN 8,HCM – Trường dạy trẻ tự kỷ tại quận 8
- CS 5: 48 Đông Hưng Thuận 32, P. Đông Hưng Thuận, Quận 12 – Trường dạy trẻ tự kỷ tại quận 12
- Hotline: 0913.565.798 – 0938.814.589
- Mail: thanhdatfoundation@gmail.com
- Youtube: An Khánh Nhung