Bé mất tập trung chú ý phải làm sao?

5 (100%) 1 vote

Mất tập trung chú ý là dấu hiệu thường thấy ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó cũng có 1 vài nguyên nhân do trẻ hiếu động quá mức, hoặc nhiều nguyên nhân từ môi trường, bệnh lý ở trẻ. Ở bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về khả năng mất tập trung của trẻ và đưa ra 1 số phương pháp dạy học để bé tập trung chú ý.

Bé mất tập trung chú ý phải làm sao?

Bé mất tập trung chú ý phải làm sao?

1. Nhận Biết Trẻ Bị Mất Tập Trung Chú Ý

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong các rối loạn phát triển được đặc trưng bởi hành vi hiếu động quá mức kèm theo giảm khả năng chú ý, trẻ mất tập trung và dễ bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài. Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường gặp ở trẻ có lứa tuổi từ 3 – 11 tuổi và trong những năm gần đây đang có chiều hướng gia tăng. Tình trạng này ở trẻ nếu không được điều trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách, việc học tập, sinh hoạt cũng như khả năng xây dựng mối quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh.

Bé mất tập trung chú ý phải làm sao?

Bé mất tập trung chú ý phải làm sao?

Thông thường, triệu chứng tăng động giảm chú ý của trẻ ở các lứa tuổi gần như đều giống nhau. Trước khi nghĩ đến việc cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý như thế nào, thì cha mẹ cần nắm được một số dấu hiệu điển hình của bệnh để có hướng điều trị bệnh hiệu quả:

Các Dấu Hiệu Trẻ Mất Tập Trung:

  • Dễ bị phân tâm: Bé rất dễ bị phân tâm và không tập trung khi đang chơi hoặc khi ngồi trong lớp học.
  • Không chú ý đến chi tiết nhỏ: Trẻ thường không chú ý đến những chi tiết nhỏ, do đó có thể gặp những lỗi do không cẩn thận trong bài vở hay những hoạt động khác.
  • Không lắng nghe khi nói chuyện: Trẻ không tập trung lắng nghe khi đang nói chuyện với người khác, không nghe và làm theo những gì được cha mẹ hay thầy cô hướng dẫn, khiến kết quả học tập kém.
  • Không giữ sự chú ý lâu: Trẻ không giữ được sự chú ý lâu khi làm một công việc gì đó, đặc biệt trẻ thường không thích làm những việc cần sự tập trung.
  • Hay quên hoặc làm mất đồ: Trẻ thường hay quên, hoặc hay làm mất đồ dùng sách vở.
Bé mất tập trung chú ý phải làm sao?

Bé mất tập trung chú ý phải làm sao?

Các Dấu Hiệu Bé Bị Tăng Động:

  • Hành động bốc đồng: Trẻ có những hành động bốc đồng, khó kiềm chế cảm xúc, hay kéo tóc, la hét hoặc cáu giận.
  • Tay chân ngọ nguậy: Tay chân của trẻ hay ngọ nguậy và ngồi không yên.
  • Hoạt động không ngừng nghỉ: Trẻ hoạt động không ngừng nghỉ và thường ít ngủ.
  • Nói quá nhiều: Trẻ nói quá nhiều, thích quấy rầy trong các trò chơi, cuộc trò chuyện.

Thông thường, những trẻ bị tăng động giảm chú ý đều sẽ có những dấu hiệu được nêu trên. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan sát các biểu hiện của trẻ, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu trên, nên cho trẻ đi khám bác sĩ tâm lý để được đánh giá tình trạng bệnh và tư vấn cách chăm sóc trẻ. Khi đó trẻ có thể được làm các trắc nghiệm tâm lý về trí tuệ, cảm xúc, hành vi,… để xác định chính xác về tình trạng bệnh. Từ đó đưa ra được phương pháp điều trị, giáo dục trẻ một cách hiệu quả.

2. Nguyên Nhân Trẻ Bị Tăng Động Giảm Chú Ý

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có thể do di truyền, bệnh lý khi mẹ mang thai, tổn thương não khi sinh hoặc các bệnh lý sau sinh.

Ngoài ra, cũng có thể do môi trường tác động vào như:

  • Môi trường sống không ổn định: Môi trường sống của trẻ không ổn định: ồn ào, đông đúc, lộn xộn,…
  • Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều: Trẻ ham chơi điện tử, nghiện internet hoặc xem tivi quá nhiều.
  • Yếu tố độc hại từ môi trường: Do một số yếu tố độc hại do ô nhiễm môi trường.

10 cách giúp trẻ tăng khả năng tập trung chú ý

Cách thứ nhất: Ôm con vào lòng khi dạy

Cách thứ hai: Dạy bằng cách sử dụng đồ vật là sở thích của con để thu hút sự tập trung chú ý.

Cách thứ ba: Sử dụng các trò chơi tương tác, đụng chạm và sờ vào người trẻ để kích thích sự tập trung chú ý.

Cách thứ tư: Nắm bắt được thời điểm con tập trung nhất.

Bé mất tập trung chú ý phải làm sao?

Bé mất tập trung chú ý phải làm sao?

Cách thứ năm: Sử dụng đa dạng đồ dùng dạy học như vật thật, mô hình, hình ảnh, hình vẽ,… Đồ dùng nên có màu sắc đẹp, thu hút, có sự chuyển động và phải đảm bảo an toàn cho con.

Cách thứ sáu: Sử dụng bài hát, bài thơ, câu đố,… sinh động, sôi nổi, có vần điệu dễ ghi nhớ cho con.

Cách thứ bảy: Tạo ra những âm thanh bất ngờ hoặc âm thanh vui nhộn khi hoạt động với con.

Cách thứ tám: Thay đổi đa dạng cảm xúc trên khuôn mặt và chất giọng, thể hiện sự hân hoan vui vẻ để tạo cho con những điều mới mẻ khi học.

Cách thứ chín: Chuẩn bị không gian cho con ngồi vào vị trí cố định với không gian chật hẹp một chút, không có cơ hội đi ra ngoài.

Bé mất tập trung chú ý phải làm sao?

Bé mất tập trung chú ý phải làm sao?

Cách thứ mười: Sắp xếp tất cả đồ chơi ngoài tầm với của con để con không thể tự do lấy đồ chơi mà chỉ có cơ hội chơi đồ chơi khi học cùng mẹ.

Hy vọng những các trên sẽ giúp ba mẹ có thể dạy bé tăng khả năng tập trung chú ý. Các ba mẹ có thể xxem thêm video hướng dẫn của cô An Khánh Nhung về những cách này nhé!

Nếu ba mẹ đang cần tìm một trung tâm can thiệp cho bé thì hãy đến với Thành Đạt Education – Trường dạy trẻ chậm nói – tự kỷ tốt nhất tại HCM

Chuỗi hệ thống Thành Đạt Education

  • CS 1: 77 Nguyễn Thế Truyện, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, HCM –
  • CS 2: 424/62E Lê Văn Quới, Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, HCM
  • CS 3: 195/48 Nguyễn Văn Thương, p25, quận Bình Thạnh, HCM
  • CS 4: 143 đường 35A Trịnh Quang Nghị Phường 7, Quận 8, HCM
  • CS 5: 48 Đông Hưng Thuận 32, P. Tân Hưng Thuận. Quận 12
  • CS 6: 82 Đường DC11, Sơn Kỳ, Tân Phú
  • CS 7: 338/142E Chiến Lược, Bình Trị Đông A, Bình Tân
  • CS 8: 100/ 89 Đường Số 3, Phường 9, Gò Vấp
  • CS 9: 156/12 Nguyễn Hữu Dật, Phường Tây Thạnh, Tân Phú
  • Hotline: 0913.565.798 – 0938.814.589
  • Mail: thanhdatfoundation@gmail.com
Gọi điện
SMS
Chỉ đường